Banner 1
Banner 2
Cổng
Banner 4
Banner 5
0975.602.398 Nguyễn Thông, Phường Phú Hài, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Đặt bàn

Trực tuyến

Lầu Ông Hoàng, dấu ấn lịch sử Mũi Né, Bình Thuận
09/08/2023 50

Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng khi nhắc về địa danh Lầu Ông Hoàng, người ta lại nhớ tới cuộc tình đã tốn bao giấy mực một thời giữa thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng Mộng Cầm xinh đẹp. “Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang”, để biết bao thi nhân, nghệ sỹ cũng đắm chìm trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong những ký ức đầy mơ mộng của một giai thoại tình yêu.

Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào bước chân Hàn Mặc Tử đã qua

Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng

Cơm niêu Phan Thiết chia sẻ đến các bạn rõ hơn về Lầu Ông Hoàng

(Nguồn ảnh: Internet)

Lầu Ông Hoàng là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài – Phan Thiết, cơm niêu Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh bao gồm núi Cố, đồi Bài Nài, cửa sông Phú Hải, bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc.

Khám phá Lầu Ông Hoàng Mũi Né và giai thoại bí ẩn, cơm niêu Phan Thiết

Vì sao gọi là Lầu Ông Hoàng? Người ta vẫn đồn thổi, Lầu Ông Hoàng được gọi như vậy bởi đây từng là dinh thự của ông hoàng Bảo Đại. Nhưng cái tên Lầu Ông Hoàng này thật ra lại được bắt nguồn bởi một câu chuyện khác, cơm niêu Phan Thiết.

Vào năm 1911, ông hoàng người Pháp – công tước De Montpensier đã qua Việt Nam để du lịch. Sau những lần trải nghiệm ở đây, ông thực sự có cảm tình có với phong cảnh thiên nhiên hữu tình trên những ngọn đồi ở Phan Thiết. Vì vậy, ông đã muốn có một nơi nghỉ ngơi trong những lần du lịch của mình tại Việt Nam. Và ông quyết định mua đất xây dựng biệt thự như những gì mình mong muốn. Sau những lần tham khảo và thương lượng, công tước De Montpensier đã mua được ngọn đồi Bà Nài từ công sứ Garnier – người cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ. Có đất, công tước liền cho xây dựng và sau gần 1 năm, công trình được hoàn thành. Khi ấy, người ta không khỏi trầm trồ trước dinh thự của vị công tước này. Nó được ví như một đất nước thu nhỏ và có đủ tiện nghi. Dinh thự gồm 13 phòng, có máy phát điện và ngầm chứa nước mưa hiện đại. Người ta không biết dinh thự này tên gì, mà quen miệng gọi dinh thự này là “Lầu Ông Hoàng Mũi Né” từ bao giờ.

Đến tháng 07/1917, công tước De Montpensier đã bán lại dinh thự này cho Prasetts – một chủ khách sạn người Pháp. Về sau, vua Bảo Đại đã mua lại dinh thự này. Có lẽ vì vậy mà nhiều người vẫn nhầm tưởng dinh thự này được gọi theo ông hoàng Bảo Đại.

Lầu Ông Hoàng gắn liền với nhà thơ Hàn Mạc Tử, cơm niêu Phan Thiết

(Nguồn ảnh: Internet)

Lầu Ông Hoàng cũng là một địa danh gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) bởi đây từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của nhà thơ với người tình Mộng Cầm. Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã có nhiều bài thơ nói về Lầu Ông Hoàng, nổi tiếng nhất là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết, cơm niêu Phan Thiết. Trong bài thơ, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.

Trải qua bao nhiêu năm, nơi đây dần hoang tàn hơn, và có lẽ vì điều này đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Hãy chia sẻ cùng cơm niêu Phan Thiết bạn nhé nếu bạn đã đến đây.

 

Top